
17 thg 3, 2016
Tranh chấp thương hiệu, các ví dụ thực tiễn và bài học kinh nghiệm
phạm pháp luật mà 2 Cty trên sử dụng trên tên thương mại, biển hiệu, các giấy tờ
giao dịch, trên phương tiện thông tin truyền thông... có dấu hiệu xâm phạm quyền
đối với nhãn hiệu "Winco, Wincolaw & hình" đang được bảo hộ tại VN cho Cty
TNHH sở hữu trí tuệ Winco và VPLS Winco.
Và sau đó ít lâu, viện này đã hoàn thành bản kết luận giám định số NH. 0009-09
YC/KLGĐ về hành vi vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ của Cty Winlaw đối với VPLS
Winco.
Sau khi phân tích một loạt các yếu tố liên quan, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ kết
luận: Việc Cty luật Winlaw sử dụng dấu hiệu "Winlaw" trên tên thương mại, tên
giao dịch, tên miền, giấy tờ giao dịch để thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật và
tranh tụng tại tòa án và các dịch vụ tư vấn và đại diện sở hữu trí tuệ mà không
được phép của VPLS Winco là hành vi xâm phạm quyền (theo Điều 124.5.a và
Điều 129.1.c Luật Sở hữu trí tuệ) đối với nhãn hiệu của VPLS Winco được bảo hộ
theo GCNĐKNH số 70053.
Công ty luật Winlaw sử dụng dấu hiệu "Winlaw" trên các phương tiện truyền
thông và trên tên thương mại, tên giao dịch, tên miền nhằm mục đích quảng bá cho
các dịch vụ tư vấn pháp luật và tranh tụng tại tòa án cùng dịch vụ tư vấn và đại
diện sở hữu trí tuệ mà không được phép của VPLS Winco là hành vi xâm phạm
quyền (theo Điều 124.5.b và 129.1.c, Luật Sở hữu trí tuệ) đối với nhãn hiệu của
VPLS Winco được xác lập và bảo hộ theo GCNĐKNH số 70053.
Kết quả: Sau đó công ty cổ phần tư vấn WINLAW đã phải chấp nhận đổi tên
thương mại của mình thành tên công ty cổ phần tư vấn S&B.
2.1.2.4. Bài học kinh nghiệm
Từ sự việc tranh chấp trên ta có thể thấy rõ được nguyên nhân và hậu quả của việc
tranh chấp này:
Nguyên nhân là do:
_
Việt Nam ta về hệ thống pháp luật còn chưa chặt chẽ
_ Tuyên truyền phổ biến về các điều luật còn chưa được áp dụng nhiều hay chưa
được người tham gia luật biết đến nhiều
_ Do yếu tố chủ quan của mỗi doanh nghiệp khi tham gia luật bảo vệ quyền sở
hữu thương hiệu của mình
_
Hiểu biết hạn chế về luật, thông tin thị trường nắm bắt kém
Tất cả những yếu tố trên đều là nguyên nhân gây ra tranh chấp. Vậy bài học
rút ra đối với các doanh nghiệp khi muốn bảo vệ cho thương hiệu của mình cần
phải tuân thủ về luật kinh doanh hay luật bảo vệ cho chính thương hiệu của mình,
hiểu biết rõ về luật để tránh sự trùng lặp về tên nhãn hiệu như trên và bên cạch đó
là việc tìm kiếm thông tin trước khi đăng kí bảo hộ một cách chính xác và hiệu
quả. Ngoài ra hệ thống luật Việt Nam cần được diều chỉnh 1 các hợp lí tránh tình
trạng đăng kí xong rồi lại trùng lặp và xảy ra tranh chấp để kết quả là gây xáo trộn
giữa các thương hiệu, làm thiệt hại tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiêp
ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp, và ảnh hưởng không tôt tới thị trường kinh
doanh của Việt Nam
2.2. Tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp
2.2.1. Tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp của công ty võng xếp Duy Lợi và
công ty Trường Thọ
2.2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty võng xếp Duy Lợi và công ty Trường Thọ
a. Công ty võng xếp Duy Lợi
Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy Lợi được thành lập tháng 01/2000,
chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gia dụng độc đáo do doanh nghiệp tự
thiết kế. Các sản phẩm mang thương hiệu Duy Lợi được sản xuất trên dây chuyền
thiết bị máy móc hiện đại, kiểu dáng trang nhã, màu sắc hợp thời trang, bền bỉ theo
thời gian. Sản phẩm Duy Lợi được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng và
sử dụng rộng rãi.
Các loại sản phẩm mang thương hiệu Duy Lợi:
1. Võng xếp 2 trong 1: 7 kiểu, 5 bằng sáng chế độc quyền, 1 bằng độc quyền
kiểu dáng công nghiệp
2. Giá phơi đồ xếp: 2 kiểu, 2 bằng sáng chế độc quyền
3. Ghế và giường xếp 2 trong 1: 5 kiểu
4. Ghế xếp 2 trong 1: 3 Kiểu.
Duy Lợi có các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại Sài Gòn và Hà Nội.
Ngoài ra còn có hơn 1.000 đại lý phân phối và bán sản phẩm mang thương hiệu
Duy Lợi phủ khắp Việt Nam.
Sản phẩm của DUY LỢI đang được xuất khẩu sang các nước: Nhật, Hàn
Quốc, Đức, Pháp ...
b.Công ty Trường Thọ
Trải qua gần 10 năm kinh nghiệm trong hoạt động sàn xuất kinh doanh
ngành võng xếp, công ty Trường Thọ khởi nguồn từ một cơ sở sản xuất nhỏ với
khoảng 30 công nhân. Cho tới nay Trường Thọ được người tiêu dùng biết đến với
một thương hiệu mạnh và nổi tiếng. Uy tín, chất lượng được Trường Thọ đặt lên
hàng đầu. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giỏi nghề. Từ một cơ sở
sản xuất, Trường Thọ đã trở thành công ty lớn hùng mạnh không những ở thị
trường trong nước mà còn ở thị trường quốc tế.
Sản phẩm - Dịch vụ - Kênh phân phối
Sản phẩm – do công ty trực tiếp sản xuất và phân phối
-
Võng xếp “Mẹ Ru Con”.
Ghế xếp thư giãn.
Giường xếp (3 trong 1).
Nôi xếp.
Bàn ghế nội ngoại thất.
Các kiểu võng sân vườn thiết kế dành riêng cho xuất khẩu.
Với nhiều kiểu dáng, kích cỡ, đa dạng về chất liệu và màu sắc như: Thép, Inox,
Nhôm siêu nhẹ, gỗ,…
Dịch vụ
- Dịch vụ khai thuê hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu, thuê tàu biển,…
- Giao hàng tận nhà, bảo trì
2.2.1.2. Nội dung tranh chấp
Sáng ngày 14.9.2005, Đội QLTT 3A thuộc Chi cục QLTT TPHCM phối hợp
với Đội QLTT quận Thủ Đức, UBND phường Hiệp Bình Chánh và đại diện Văn
phòng luật sư Phạm và liên danh đã đến xưởng sản xuất của Cty Trường Thọ ( tại
số 107/3 Kha Vạn Cân, P.Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức) kiểm tra tình hình chấp
hành pháp luật thương mại.
Kết thúc kiểm tra, QLTT đã niêm phong 324 võng xếp người lớn, 114 võng
xếp trẻ em, cùng với số bán thành phẩm 40 võng xếp người lớn và 10 võng xếp trẻ
em, với lý do Cty Trường Thọ xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ.
Đối với ông Nguyễn Đình Thọ - GĐ Cty Trường Thọ - cuộc kiểm tra là giọt
nước làm tràn ly, khiến ông bắt đầu khuấy động một cuộc chiến pháp lý xung
quanh vấn đề bản quyền khung mắc võng mà Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã cấp
bằng độc quyền kiểu dáng cho Duy Lợi.
Ông Thọ đã gửi đơn đến các cơ quan, tường trình và khiếu nại, trong đó yêu
cầu Cục SHTT phải xem xét lại và công bố huỷ bỏ bằng sáng chế độc quyền kiểu
dáng đã cấp cho Duy Lợi. Nếu cục không xem xét và không có trả lời đúng hạn
định thì ông Thọ sẽ khởi kiện lên toà dân sự.
Những lập luận Cty Trường Thọ đưa ra chỉ công nhận "khung mắc võng" là
kiểu dáng đã phổ biến trước năm 1975 ở miền Nam, trong đó, có một chiếc võng
như thế đã trưng bày trong biệt điện Bảo Đại tại Đà Lạt.
Ngày 10.1.2006, DNTN sản xuất võng xếp Duy Lợi đã có đơn khởi kiện Cty
TNHH SXTMDV Trường Thọ lên Toà án Nhân dân TPHCM. Lý do khởi kiện
được Duy Lợi cho biết: Khung võng xếp của Trường Thọ vi phạm kiểu dáng công
nghiệp đối với khung võng xếp của Duy Lợi - đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng
độc quyền sáng chế số 7173 từ ngày 31.7.2003.
Duy Lợi đưa ra yêu cầu Toà ban hành lệnh khẩn cấp tạm thời với nội dung
tiếp tục tạm giữ, niêm phong số hàng của Trường Thọ vi phạm kiểu dáng công
nghiệp mà Chi cục QLTT đã phát hiện trước đây (gồm 438 khung võng thành
phẩm và 50 khung võng bán thành phẩm); buộc Trường Thọ chấm dứt ngay hành
vi vi phạm, không sản xuất, buôn bán kiểu dáng khung võng vi phạm; buộc Trường
Thọ bồi thường thiệt hại 100 triệu đồng.
2.2.1.3. Biện pháp giải quyết tranh chấp
• Công ty Duy Lợi:
Theo đơn, Duy Lợi yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tiếp tục tạm
giữ đối với 438 khung võng thành phẩm và 50 bán thành phẩm của doanh nghiệp
Trường Thọ đang bị niêm phong, đòi bồi thường thiệt hại 100 triệu đồng. Tòa chưa
thụ lý vụ kiện và hẹn thông báo kết quả xử lý vào ngày 17/1/2006.
Duy Lợi cũng yêu cầu tòa buộc Trường Thọ chấm dứt hành vi vi phạm, không sản
xuất, buôn bán kiểu dáng võng giống loại khung mà doanh nghiệp này đã đăng ký
độc quyền sở hữu, theo Bằng độc quyền 7173
Trao đổi với báo giới, ông Lâm Tấn Lợi cho biết, Duy Lợi chọn Trường Thọ để
khởi kiện đầu tiên trong số 16 đơn vị sản xuất võng xếp giống kiểu 7173, là do
công ty này đã có nhiều hành vi vi phạm. "Chúng tôi sẽ khởi kiện tiếp Duy
Phương, Ban Mai nếu việc vi phạm kiểu dáng của các cơ sở này vẫn không bị xử
lý", ông Lợi tuyên bố.
. Công ty Trường Thọ
Những ngày đầu năm nay Trường Thọ yêu cầu cục Sở hữu trí tuệ hủy hiệu lực
bằng 7173 vì không có tính mới. Cục cho rằng, những bằng chứng mà công ty này
cung cấp không đủ cơ sở chứng minh khung mắc võng được bảo hộ ở bằng 7173
thiếu tính mới.
Tuy nhiên, đến giờ này, tranh chấp sở hữu kiểu dáng võng xếp không chỉ diễn ra
giữa Trường Thọ và Duy Lợi mà nhiều đơn vị sản xuất võng xếp khác đã nhảy vào
cuộc. 8 doanh nghiệp sản xuất võng xếp tại TP HCM đã ký tên vào đơn chung gửi
Cục Sở hữu trí tuệ vào ngày 4/1, tiếp tục khiếu nại hủy bỏ hiệu lực bằng 7173. Lập
luận của các đơn vị này cũng giống như Trường Thọ, là kiểu dáng khung võng
bằng 7173 đã được sản xuất từ rất lâu đời và trở thành kiểu truyền thống của ngành
võng Việt Nam.
Trao đổi với TS đầu giờ chiều ngày 12/1/2012 Cục phó Sở hữu trí tuệ Hoàng
Thanh Tân khẳng định: "Một khi chưa có văn bản nào của Cục hủy hiệu lực bằng
7173 thì khung mắc võng độc quyền vẫn được pháp luật bảo hộ". Điều này cũng có
nghĩa, bất kỳ trường hợp nào làm giả, giống, nhái khung mắc võng 7173 là vi
phạm pháp luật và sẽ bị cơ quan chức năng xử lý.
2.2.1.4. Bài học kinh nghiệm
Cuộc tranh luận về tính mới của kiểu dáng khung mắc võng được bằng 7173
bảo hộ giữa các nhà sản xuất đang đến hồi quyết liệt, phải cậy nhờ đến quan tòa
phân xử. Đây cũng là hậu quả của thực trạng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa
chú trọng đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho mình. Chỉ đến khi có đối
thủ nhanh chân đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và bắt đầu ra tay độc quyền, thì
doanh nghiệp mới nhảy nhổm lên vì bị ảnh hưởng đến nồi cơm.
Theo ông Tân, để hủy hiệu lực bằng 7173, điều quan trọng nhất là các nhà
sản xuất võng hãy cung cấp bằng chứng xác thực cho thấy giống võng xếp Duy
Lợi và đã có trên thị trường trước thời kỳ ưu tiên bằng 7173.
Các công ty cần nắm rõ luật và khó khăn của đối thủ để đấu tranh bảo vệ
thương hiệu.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ
thươnghiệu của mình, tìm hiểu luật về bảo vệ thương hiệu và khi có những sáng
tạo thì hãy nên nhờ các chuyên gia về luật pháp tư vấn để đăng kí ngay nếu không
sẽ bị rơi vào những tranh chấp liên miên, có khi mất cả chì lẫn chài.
2.2.2. Tranh chấp kiểu dáng công nghiệp của công ty liên doanh Nhã Quán đối
với công ty TNHH Ý Thiên
2.2.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty liên doanh Nhã Quán đối với công ty
TNHH Ý Thiên
a. Công ty liên doanh Nhã Quán
Người đại diện: Ông Kuo Shi Shieng
Chức vụ: Giám Đốc
Loại công ty: TNHH
Ngành nghề hoạt động: Đồ Gỗ-Nhà Sản Xuất
Địa chỉ doanh nghiệp: Ấp Bình Phú, X. Bình Chuẩn, H. Thuận An, Bình Dương
Điện thoại: (84-650) 3788145
Fax: (84-650) 3788157

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét