17 thg 3, 2016

Phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank Thăng Long

Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả Cũng giống như cho vay nói chung thì cho vay tiêu dùng cũng có những hình thức cho vay theo phương thức hoàn trả khác nhau. - Cho vay tiêu dùng trả góp : là hình thức cho vay mà Ngân hàng cho khách hàng trả nợ (cả gốc và lãi) theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định do Ngân hàng quy định. Thường áp dụng cho những khoản vay lớn với các tài sản có giá trị lâu bền hoặc thu nhập định kỳ của khách hàng ổn định và không đủ để thành toán hết số nợ vay một lần. Thời gian vay ngắn hay dài hạn tùy thuộc vào nhu cầu vốn của khách hàng là bao nhiêu? mục đích sử dụng vốn vay như thế nào? Tài sản đảm bảo là gì? Khả năng trả nợ ra sao? Đối với những khoản vay này Ngân hàng phải chú ý đến những vấn đề cơ bản về loại tài sản được tài trợ, số tiền phải trả trước và điều khoản khi khách hàng thanh toán từng kỳ như thế nào? Do giá trị các tài sản giảm dần qua thời gian sử dụng vì vậy để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng mặt khác làm cho khách hàng có trách nhiệm hơn với tài sản mà họ đóng góp một phần nên ngân hàng thường yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị của tài sản cần mua sắm, ngân hàng sẽ cho vay khoản còn lại. Khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình thì ngân hàng sẽ bán tài sản đó để thu hồi vốn. Khoản tiền mà người đi vay trả trước cho Ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố sau : + Loại tài sản: Với những tài sản có mức độ giảm giá trị nhanh thì số tiền trả trước sẽ nhiều hơn so với những tài sản có mức độ giảm giá trị chậm theo thời gian sử dụng. + Thị trường tiêu thụ tài sản: Đây là yếu tố này rất quan trọng mà ngân hàng cần lưu ý. Nếu tài sản thuộc dễ phát mãi thì số tiền mà khách hàng trả trước sẽ ít hơn và Bành Thị Thảo_Ngân hàng 49A Page 11 Chuyên đề tốt nghiệp ngược lại nếu tài sản này khó bán trên thì trường sau thời gian sử dụng thì số tiền trả trước sẽ nhiều hơn. + Môi trường kinh tế: Nếu môi trường kinh tế tốt, ổn định, nhu cầu về tài sản đó lớn thì số tiền trả trước sẽ thấp và ngược lại. + Năng lực, tình hình tài chính của khách hàng : năng lực tài chính của khách hàng tốt, thu nhập định kỳ là khá ổn định thì giá trị khoản trả trước này se ít hơn là những khách hàng có năng lực tài chính không mấy khả quan. Chi phí tài trợ trong hình thức cho vay trả góp là chi phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn. Chi phí tài trợ ở đây chủ yếu là tiền lãi và một số khoản chi phí khác. Chi phí tài trợ phải đồng thời trang trải được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro có thể xảy ra và mang lại một phần lợi nhuận cho ngân hàng. Ðiều khoản thanh toán trong hình thức này bao gồm: + Số tiền khách hàng thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập, chi tiêu của họ. + Giá trị của tài sản tài trợ trong hợp đồng không được thấp hơn số tiền tài trợ mà Ngân hàng chưa được thu hồi. + Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng, tuy nhiên không nên quá dài vì giá trị của tài sản tài trợ sẽ bị giảm mạnh và Ngân hang sẽ gặp khó khăn khi tiến hành thu hồi nợ. - Cho vay tiêu dùng trả một lần : Khách hàng sẽ phải thanh toán khoản tiền vay của mình một lần tại thời điểm hợp đồng tín dùng hết hạn. Đặc điểm của các khoản vay này thường có quy mô nhỏ, thời hạn cho vay ngắn. Trường hợp này được ngân hàng áp dụng khi họ không muốn làm mất thời gian đề tiến hành thu nợ hàng kỳ như cho vay trả góp. - Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là nghiệp vụ cho vay mà trong đó khách hàng được ngân hàng cho phép sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành thẻ thấu chi dựa trên Bành Thị Thảo_Ngân hàng 49A Page 12 Chuyên đề tốt nghiệp tài khoản vãng lai. Ngân hàng sẽ cho khách hàng một hạn mức thấu chi trong tài khoản thanh toán và hạn mức thấu chi lớn hay nhỏ tùy thuộc vào thu nhập định kỳ của khách hàng và nhu cầu chi tiêu. Ngân hàng sẽ cho khách hàng vay và thanh toán nhiều lần một cách tuần hoàn. 1.2.3.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản vay - Cho vay gián tiếp : Đây là hình thức cho vay trong đó ngân hàng sẽ mua lại những khoản nợ phát sinh cho người tiêu dùng từ các công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ. + Quy trình của cho vay tiêu dùng gián tiếp: (1) (4) Ngân hàng Công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ (5) (6) (2) (3) Người tiêu dùng (1): Ngân hàng và công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ ký kết hợp đồng mua bán nợ. (2): Công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa. (3): Công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao hàng hóa cho người tiêu dùng. (4): Công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng. Bành Thị Thảo_Ngân hàng 49A Page 13 Chuyên đề tốt nghiệp (5): Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ. (6): Người tiêu dùng thanh toán tiền cho ngân hàng. Chúng ta có thể thấy được những ưu điểm của hình thức này như : Ngân hàng có thể dễ dàng tăng doanh số cho vay, tiết kiệm được chi phí trong việc cho vay (chi phí trước khi ra quyết định cho vay đối với một hợp đồng tín dụng thông thường), mở rộng quan hệ với khách hàng, khách hàng vay vốn đúng mục đích.Tuy nhiên cũng có những nhược điểm của hình thức này mà Ngân hàng cần chú ý như : thông tin về khách hàng đôi khi không được chính xác do Ngân hàng không gặp mặt trực tiếp khách hàng; Việc không tìm hiểu kỹ khách hàng có thể dẫn tới rủi ro không thu hồi được nợ cho ngân hàng; Ngân hàng khó có thể giám sát chặt chẽ khi công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng. Chất lượng khoản vay này không phụ thuộc vào ngân hàng mà phụ thuộc vào nhân viên công ty cung cấp hàng hóa dịch vụ. Do công ty cung cấp hàng hóa dịch vụ chỉ mong sao bán được sản phẩm chứ không quan tâm đến khả năng tài chính và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người tiêu dùng vì vậy mà rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp này là khá cao. - Cho vay trực tiếp : Đây là hình thức cho vay chủ yếu trong Ngân hàng. Khách hàng đến trực tiếp vay tiền của Ngân hàng và Ngân hàng sẽ trực tiếp thu nợ từ khách hàng. + Quy trình chung của các món vay tiêu dùng trực tiếp : (3) Ngân hàng (1) Công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ (2) (5) Bành Thị Thảo_Ngân hàng 49A Người tiêu dùng (4) Page 14 Chuyên đề tốt nghiệp (1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký hợp đồng vay. (2) Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua tài sản cho công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ. (3) Ngân hàng thanh toán số còn lại cho công ty cung cấp hàng hóa dịch vụ (4) Công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng giao nhận tài sản. (5) Người tiêu dùng thanh toán khoản vay cho Ngân hàng theo hợp đồng tín dụng. Chất lượng khoản vay phụ thuộc vào ngân hàng, vào đội ngũ nhân viên ngân hàng chứ không phải là nhân viên công ty cung cấp hàng hóa dịch vụ. Hình thức cho vay trực tiếp khắc phục được những rủi ro so với hình thức cho vay gián tiếp do chất lượng cho vay phụ thuộc vào Ngân hàng, vào đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm chứ không phải từ nhân viên của công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nhân viên tín dụng Ngân hàng luôn chú trọng trong việc tạo ra các khoản vay có chất lượng khác với nhân viên của công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ khi chỉ chú trọng làm sao để có thể bán được hàng. Việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, ngân hàng sẽ hiểu rõ khách hàng hơn, từ đó có thể phát sinh rất nhiều lợi thế tiềm năng, làm thỏa mãn quyền lợi từ cả hai phía. Ngoài ra, hình thức cho vay trực tiếp linh hoạt hơn so với cho vay gián tiếp 1.2.3.4. Căn cứ vào mục đích vay Cho vay mua ô tô, phương tiện đi lại. Cho vay mua bất động sản bao gồm cho vay mua nhà, cho vay sửa nhà, cho vay đổi nhà…(hoặc có thể phân thành cho vay cư trú và cho vay không cư trú) Cho vay du học, xuất khẩu lao động… Bành Thị Thảo_Ngân hàng 49A Page 15 Chuyên đề tốt nghiệp Cho vay mua sắm đồ gia dụng… 1.2.3.5. Căn cứ vào hình thức đảm bảo cho khoản vay - Cho vay cầm cố tài sản đảm bảo: là hình thức vay trong đó ngân hàng cho khách hàng vay tiền và giữ tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong hợp đồng cầm cố. Số tiền vay sẽ dựa vào nhu cầu của khách hàng, giá trị của tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng và mức cho vay tối đa của ngân hàng. Khi khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ bán tài sản cầm cố đó để thu hồi nợ. - Cho vay cầm cố lương, thu nhập: Hình thức này áp dụng cho những khách hàng có việc làm và thu nhập ổn định, ngoài việc trang trải cho cuộc sống hàng ngày vẫn tích lũy được một khoản để trả nợ. Số tiền cho vay được quyết định dựa trên nhu cầu vay , thu nhập thường xuyên của khách hàng, mức cho vay tối đa của ngân hàng. Khi nhận tiền vay khách hàng phải cam kết nếu không trả được nợ khi đến hạn( thường là quá 3 kỳ trả nợ), ngân hàng có quyền nhận lương của khách hàng để thu nợ. - Cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ tiền vay: Hình thức vay này áp dụng chủ yếu với tài sản vay mua có giá trị lớn, thời hạn sử dụng lâu dài như: Cho vay sửa chữa, mua nhà, ôtô…Mức cho vay của ngân hàng trong trường hợp này phụ thuộc vào tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản mua sắm( mức tối đa thường từ 50-60% giá trị tài sản mua sắm). 1.2.3.6. Căn cứ vào loại tài sản được tài trợ - Cho vay tài trợ bất động sản: Hình thức cho vay này áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay để phục vụ mục đích mua mới hoặc sửa chữa nhà ở, căn hộ và trong một số trường hợp còn bao gồm cả đất đai. Quy mô của các khoản vay này thường lớn, thời hạn dài nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng (khoảng từ 15 đến 30 năm), do đó khoản Bành Thị Thảo_Ngân hàng 49A Page 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét