
18 thg 3, 2016
nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của Ngân hàng thương mại, khuyến nghị giảm tình trạng SHC, hạn chế tác động tiêu cực
2
thống NH, Chính phủ đã ban hành quy định về lộ trình tăng vốn pháp định của các NHTM
1
(chi tiết trong Phụ lục 2) .
1.1.3 Sự hình thành và gia tăng sở hữu chéo
Giai đoạn 2005 -2007, chứng kiến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán VN, trong đó cổ
phiếu NH trong thời kỳ này trở thành loại cổ phiếu được ưa chuộng hàng đầu. Cổ đông của
các NH đồng lòng tăng vốn với kỳ vọng bán lại được cổ phiếu mới để hưởng thặng dư.
Các đợt phát hành cổ phần nhằm tăng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP diễn ra hàng năm.
Sự hứng khởi của thị trường chứng khoán và các quy định về vốn pháp định của NHTM đã
làm vốn của mỗi NH và toàn hệ thống tăng lên nhanh chóng (chi tiết xem Phụ lục 5).
Quá trình tăng vốn nhanh chóng của các NHTMCP trong thời gian ngắn đi cùng với gia
tăng sở hữu chéo (SHC) trong ngành NH với hai loại hình chính là NH sở hữu NH và
doanh nghiệp (DN) sở hữu NH. Cùng thời gian này (2005), nhiều tổng công ty nhà nước
được tổ chức thành tập đoàn và thực hiện chức năng kinh doanh đa ngành, trong đó có
ngân hàng. Chủ trương này từ chính phủ là cơ sở để hàng loạt tổng công ty, tập đoàn kinh
tế nhà nước tham gia sở hữu ngân hàng. Tại kỳ họp tháng 5 và tháng 6 năm 2012, trong Đề
án Tái cơ cấu do Chính phủ trình Quốc hội thì chức năng kinh doanh đa ngành của các tập
đoàn kinh tế nhà nước vẫn được giữ. Sở hữu chéo hiện đang phổ biến trong khu vực ngân
hàng Việt Nam và kéo theo một số tác động tiêu cực. Một số báo cáo của các cơ quan quản
2
lý nhà nước đã có cảnh bảo về tình trạng này nhưng bức tranh cụ thể về SHC vẫn chưa
được đúc kết.
Các trục trặc của hệ thống NHTM dần bộc lộ rõ từ năm 2008 qua các vi phạm quy định về
bảo đảm an toàn hoạt động, cụ thể là về vốn, giới hạn tín dụng, thanh khoản và nợ xấu.
Điều này xảy ra trong khi hệ thống các quy định bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM đã
được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục xây dựng, nâng cao và đã dần tiệm cận với
chuẩn mực quốc tế theo khuyến nghị Basel. Các vi phạm quy định an toàn hoạt động của
các NHTM đã được NHNN nắm bắt, ví dụ như “[n]hóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các
TCTD rất lớn làm rủi ro hệ thống rất cao nếu một NH gặp khó khăn hoặc đổ vỡ”, “bằng
nhiều kỹ thuật khác nhau không ít đối tượng không tuân thủ các quy định an toàn hoạt
động tín dụng” và “[v]iệc kiểm tra, thanh tra để phát hiện và xử lý vấn đề sở hữu chéo rất
1
2
Nghị định 141.
“Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống NH VN giai đoạn 2011- 2015”.
3
3
khó khăn do thiếu bằng chứng pháp lý” . Tuy nhiên những bằng chứng cụ thể vẫn không
được đưa ra một cách rõ ràng và hơn thế nữa là cũng chưa xác định được liệu những hành
vi này có phạm luật hay không. Vấn đề chính sách cần nghiên cứu ở đây là việc SHC giúp
cho các NHTM lách các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động thời gian qua.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về
bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm
giảm tình trạng SHC trong hệ thống NHTM và hạn chế tác động tiêu cực của SHC.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Các NHTM VN hiện có cấu trúc sở hữu chéo lẫn nhau và với các DN phi NH như
thế nào?
Cơ cấu sở hữu chéo có ảnh hưởng như thế nào đến việc không tuân thủ các quy
định về bảo đảm an toàn hoạt động?
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung vào phân tích cấu trúc sở hữu của 37 NHTMCP và 5 NHTMNN để
phân tích, đánh giá việc tuân thủ khung giám sát của các NHTM trong giai đoạn 2006 2011.
1.4 Cấu trúc luận văn
Chương 1 trình bày tổng quan về hệ thống NH Việt Nam, những trục trặc mà các NHTM
đang gặp phải, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách của luận văn. Chương 2 trình
bày khung phân tích trong đó bao gồm mối quan hệ sở hữu – điều hành (principal agent),
chi phí ủy quyền của vốn cổ phần (agency cost of equity) và chi phí ủy quyền của nợ
(agency cost of debt). Tiếp theo luận văn trình bày những trục trặc nảy sinh từ mối quan hệ
ủy quyền trong lĩnh vực NH và việc giám sát NHTM nhằm hạn chế tác động tiêu cực của
mối quan hệ ủy quyền. Đồng thời khung phân tích về SHC được trình bày trong chương
này sẽ giải thích cho việc các NHTM không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt
động. Chương 3 sử dụng số liệu thống kê tổng hợp và các nghiên cứu tình huống (NCTH)
3
“Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống NH VN giai đoạn 2011- 2015” , đã dẫn
4
để trình bày hiện trạng SHC trong hệ thống NHVN cũng như phân tích tác động tiêu cực
của SHC trong việc các NHTM không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt
động. Và sau cùng, Chương 4 đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm tách bạch sở hữu
và giám sát đối với NHTMNN, giảm SHC và hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo.
5
CHƯƠNG 2
KHUNG PHÂN TÍCH
2.1. Mối quan hệ sở hữu – điều hành
Như đã trình bày trong Chương 1, đối tượng nghiên cứu của luận văn là các NHTMNN và
NHTMCP. NH là một tổ chức tài chính trung gian, huy động vốn để cho vay. Do vậy, trục
trặc từ mối quan hệ người sở hữu – người điều hành (sau đây gọi là mối quan hệ ủy
quyền), theo đó người gửi tiền ủy thác cho NH để đầu tư tiền của mình, luôn hiện hữu. Vấn
đề này có thể gây ra các tổn hại cho người gửi tiền. Vì NH là một DN nên một xung đột lợi
ích nữa nảy sinh giữa bên ủy quyền là chủ sở hữu và bên được ủy quyền là người quản trị
và điều hành.
NHTMNN do nhân dân sở hữu, từ đó nảy sinh hai xung đột. Thứ nhất, chính phủ đại diện
cho người dân sở hữu NH nhưng có khi Chính phủ không hành động vì lợi ích của người
dân. Thứ hai, hội đồng quản trị và ban điều hành, những người được Chính phủ ủy quyền,
không phải luôn hành động vì lợi ích của chính phủ.
Đối với các NHTMCP, mối quan hệ ủy quyền nảy sinh hai vấn đề khác. Thứ nhất, cổ đông
lớn gây ảnh hưởng tới việc điều hành NH do đó mà làm tổn hại lợi ích của cổ đông thiểu
số. Thứ hai, do mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và ban điều hành, ban điều hành của NH có
thể hành động không vì lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên trong NHTMCP ở Việt Nam, các
cổ đông lớn dù trực tiếp hay gián tiếp luôn tham gia điều hành NH. Vì vậy, trục trặc nảy
sinh do xung đột giữa cổ đông lớn và ban điều hành không nhiều.
Jensen và Meckling (1976) đã định nghĩa “Quan hệ người sở hữu – người điều hành
(agency relationship) là một hợp đồng theo đó một hay nhiều người (người sở hữu) thuê
một người khác (người điều hành) thay mặt họ thực hiện một số dịch vụ và được phép đưa
ra quyết định có liên quan”. Hình 2.1 mô tả mối quan hệ ba chiều giữa cổ đông, người
quản lý và chủ nợ-người gửi tiền trong hoạt động của NHTM.
6
Hình 2.1: Tam giác quan hệ ủy quyền – thừa hành
Người quản lý
Cổ đông
Chủ nợ/Người gửi tiền
Nguồn: Tác giả tự vẽ theo Lý thuyết uỷ quyền - thừa hành
Để người điều hành thực hiện việc ủy quyền, người sở hữu phải trả công cho họ. Giả định
rằng mỗi cá nhân luôn hành động nhằm tối đa hóa lợi ích của mình, vì vậy không phải lúc
nào người điều hành cũng hành động vì lợi ích cao nhất của người sở hữu. Người sở hữu vì
vậy sẽ phải thiết kế các động cơ khuyến khích thích hợp (appropriate incentives) và phải
mất chi phí giám sát (monitoring expenditure) nhằm hạn chế hoạt động gây tổn hại lợi ích
cho mình từ người điều hành. Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp, người điều hành sẽ
chấp nhận tiêu tốn các nguồn lực khác hoặc chịu chi phí ràng buộc (bonding cost) để đảm
bảo với người sở hữu rằng mình sẽ không có những hành động gây tổn hại cho họ hoặc
chấp nhận đền bù thiệt hại nếu mình thực hiện các hành động gây thiệt hại cho người sở
hữu. Do trong hầu hết các mối quan hệ giữa người sở hữu người điều hành luôn phát sinh
chi phí giám sát và chi phí ràng buộc, đồng thời luôn có sự khác biệt về lợi ích của các bên
nên phúc lợi của người sở hữu không được tối đa hóa. Do đó, những mâu thuẫn về lợi ích
này còn gây ra mất mát sau cùng (residual loss) cho lợi ích của người sở hữu. Tổng của chi
phí giám sát, chi phí ràng buộc và mất mát sau cùng gọi là chi phí ủy quyền (agency cost)
do chúng xuất phát từ mối quan hệ ủy quyền giữa người sở hữu và người điều hành. Xét về
cơ cấu vốn của doanh nghiệp, chi phí ủy quyền bao gồm chi phí ủy quyền của cổ phần
(agency cost of equity) và chi phí ủy quyền của nợ (agency cost of debt).
2.1.1. Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần
Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần phát sinh khi người điều hành - người quản lý thực hiện
các quyết định kinh doanh trên cơ sở cân nhắc lợi ích của mình thay vì lợi ích cao nhất của
người chủ sở hữu. Các hoạt động kinh doanh này thậm chí còn không thuộc ngành nghề
kinh doanh cốt lõi (core business) của DN hoặc sẽ làm cho DN phát triển cao hơn mức tối
ưu. Bằng việc thực hiện các hành động này, người quản lý sẽ tự gia tăng quyền hạn cho
mình thông qua việc được sử dụng và định đoạt nhiều nguồn lực hơn, làm tăng thu nhập do
tiền lương và thưởng của người quản lý thường gắn với doanh số, hay giảm rủi ro mất việc.
Trong hoạt động của NHTM, do việc người sở hữu-cổ đông không giám sát được các hoạt
động của người điều hành (nhà quản lý NH), dẫn đến việc người quản lý NH có thể lựa
chọn các dự án rủi ro để cho vay nhằm hưởng lợi ích cá nhân thay vì lựa chọn các dự án an
toàn. Cổ đông lớn thậm chí có thể yêu cầu tổng giám đốc NH cho vay, đầu tư theo chỉ định
hay dựa trên quan hệ của họ mà đúng ra các quyết định này phải dựa trên tính khả thi của
dự án và năng lực tài chính quản trị của người vay vốn. Cổ đông và nhiều người khác sẽ
gánh chịu thiệt hại nếu các hành động rủi ro này gây ra tổn thất.
2.1.2. Chi phí ủy quyền của nợ
Chi phí ủy quyền của nợ phát sinh từ mâu thuẫn về lợi ích giữa chủ nợ và cổ đông. Trong
một công ty có vay nợ bên ngoài, cổ đông có quyền quyết định việc thực hiện nghĩa vụ trả
nợ dựa vào hiệu quả các dự án đầu tư được tài trợ một phần hay toàn bộ bằng vốn vay. Lựa
chọn các dự án an toàn để đầu tư, cổ đông đảm bảo tốt hơn nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên sự
lựa chọn này chủ yếu mang lại giá trị cho chủ nợ khi hiệu quả thu được từ dự án, thường
không quá cao do dự án an toàn ít rủi ro, mà theo luật định lại luôn được ưu tiên hoàn trả
cho chủ nợ suất sinh lợi đòi hỏi. Cổ đông chỉ nhận phần giá trị còn lại sau khi đã thực hiện
nghĩa vụ nợ. Nếu dự án đầu tư có suất sinh lợi cao, cổ đông có nhiều giá trị còn lại sau khi
trả nợ hơn, từ đó nảy sinh vấn đề cổ đông luôn muốn lựa chọn các dự án rủi ro cao để có
suất sinh lợi cao. Trong kịch bản tốt, cổ đông vẫn chỉ phải trả cho chủ nợ gốc và lãi vay
theo hợp đồng, nhưng phần giá trị còn lại của họ lại lớn hơn nhiều so với trường hợp họ
lựa chọn dự án an toàn để tiến hành đầu tư. Ngược lại, trong trường hợp dự án thất bại, cổ
đông vẫn có thể lựa chọn việc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và chuyển giao quyền kiểm
soát công ty cho chủ nợ, theo nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn.
Như vậy, trong công ty có vay nợ tồn tại một xung đột về lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ
do cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp nhưng được quyền sử dụng
vốn vay bên ngoài. Tỷ lệ vốn vay so với vốn chủ sở hữu càng cao, thiệt hại của vấn đề này
càng lớn.

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét