18 thg 3, 2016

Tiểu luận quản trị tác nghiệp Quy trình tín dụng của VPBank

Tiểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA 0 Tiếp xúc với KH, thu thập hồ Không quy định Không quy định Không quy định 1.1 1.2 sơ. Thẩm định của NV A/O Thẩm định của P. Thẩm định thời gian tối đa 3 thời gian tối đa 7 thời gian tối đa 2 2 5 2 2 TSBĐ Phản biện của C/O (Do Ban 0 7 0 3 TD/Hội đồng TD chỉ định) Lãnh đạo phòng kiểm soát hồ Trong ngày 2 Trong ngày 4 sơ Quyết định của Ban TD/Hội 2 7 1 5 đồng TD Công chứng HĐ bảo đảm tiền 2 4 2 7 27 5 vay và hoàn thiện hồ sơ TD Tổng thời gian giải quyết hồ sơ cho vay (Nguồn: Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ tín dụng VPBank) Nhìn chung, thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn của VPBank được quy định khá hợp lý tùy thuộc mức độ phức tạp của khoản vay và quy mô cấp tín dụng: 7 ngày đối với vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, 5 ngày đối với vay tiêu dùng, trả góp; 27 ngày đối với vay trung hạn phục vụ sản xuất kinh doanh. Thời gian thẩm định có thể được kéo dài hơn nếu khoản vay có tính chất phức tạp hơn thông thường và thời gian đó sẽ được điều chỉnh trên cơ sở thỏa thuận giữa VPBank và khách hàng. Để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tín dụng, tất cả các khoản vay tại VPBank đều được kiểm tra, giám sát một cách toàn diện trong suốt quá trình cho vay. Bộ máy kiểm soát rủi ro tín dụng được tổ chức khá tốt, chặt chẽ, bao gồm toàn diện các yếu tố sau: - Hệ thống văn bản quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các tài liệu hướng dẫn có liên quan đến hoạt động tín dụng. - Các quy định về phân cấp, ủy quyền, thẩm quyền xét duyệt tín dụng của các cá nhân lãnh đạo và các Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng. 11 Tiểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA - Bộ máy kiểm tra kiểm toán nội bộ, Quản lý tín dụng, Quản lý rủi ro của ngân hàng được tổ chức tại Hội sở và các chi nhánh. - Công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay của các cán bộ nhân viên trực tiếp cho vay. - Thiết lập và kiểm soát việc thực hiện các hạn mức về tín dụng. - Các cơ chế kiểm tra, giám sát khác. Bộ máy phê duyệt cấp tín dụng tại VPBank được thiết lập nhằm thực hiện việc xét duyệt tín dụng một cách linh hoạt với thẩm quyền phê duyệt tín dụng được xếp theo thứ tự giảm dần, bao gồm: - Hội đồng tín dụng Hội sở: cơ quan phê duyệt cao nhất, đặt duy nhất tại Hội sở chính của VPBank; phê duyệt các khoản tín dụng vượt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng khu vực, của Ban tín dụng chi nhánh, của Tổng giám đốc và các cấp phê duyệt khác. - Hội đồng tín dụng khu vực: cơ quan phê duyệt tín dụng tại một hoặc một số khu vực nhất định; phê duyệt các khoản tín dụng vượt thẩm quyền của Ban tín dụng chi nhánh. - Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh, Chuyên gia phê duyệt. - Ban tín dụng được thành lập tại các chi nhánh cấp I, mỗi chi nhánh cấp I thành lập 1 Ban tín dụng. - Các cơ quan, cá nhân khác theo phân quyền phê duyệt tín dụng của Hội đồng quản trị VPBank. 3. Điểm mạnh, điểm yếu của quy trình cấp tín dụng của ngân hàng 3.1. Điểm mạnh - Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục xin vay nhanh chóng và thuận lợi. Ngân hàng từng bước gắn mình với doanh nghiệp qua vai trò tư vấn. - Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới. Phong cách phục vụ ngày càng được hoàn thiện theo hướng chuyên nghiệp hóa hơn đã tạo được ấn 12 Tiểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA tượng, uy tín đối với khách hàng, gia tăng được số lượng khách hàng tới giao dịch, mở rộng thị phần. 3.2. Điểm yếu - Chất lượng thẩm định và xét duyệt tín dụng còn chưa đồng đều trong toàn hệ thống. Cụ thể: nhiều tờ trình thẩm định có nội dung sơ sài, nhưng chất lượng thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch;; tại một số chi nhánh thực hiện phê duyệt của Ban tín dụng không theo đúng quy chế của VPBank, thể hiện ở các mặt: phê duyệt tín dụng vượt thẩm quyền, không họp Ban tín dụng mà chỉ truyền tay tờ trình để ghi ý kiến, có họp Ban tín dụng nhưng thủ tục xét duyệt hình thức, chủ yếu do Giám đốc chi nhánh quyết định. - Nguồn thông tin để đánh giá, phân tích trong thẩm định tín dụng còn thiếu, không kịp thời và chất lượng không cao. Công tác thẩm định khách hàng và các dự án đầu tư là một công tác vô cùng quan trọng nhưng hiện tại vẫn do các nhân viên tín dụng, các nhân viên thẩm định thực hiện thông qua tiếp xúc, trao đổi, đánh giá bằng kinh nghiệm, mang nặng tính chủ quan. Việc đánh giá tình hình tài chính khách hàng vẫn dựa trên những bảng xếp hạng tính điểm cũ, không có tính cập nhật nên kết quả không đảm bảo độ chính xác cao. Ngoài ra, ngân hàng vẫn chưa có những phần mềm thu thập dữ liệu từ những cuộc tiếp xúc với khách hàng của nhân viên tín dụng, chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu khách hàng mang tính cập nhật nên chất lượng của công tác đánh giá, chia sẻ thông tin khách hàng trên toàn hệ thống chưa cao. - Hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được tính cập nhật nên chất lượng thông tin còn chưa cao. Hiện nay, thông tin phần lớn là số liệu do khách hàng cung cấp và tham khảo thông tin qua Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN 13 Tiểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA trong khi sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trong việc xét duyệt cho vay và quản lý vốn vay của khách hàng chưa tốt, thiếu các thông tin trung thực cần thiết về tình trạng nợ nần, hiệu quả kinh doanh của khách hàng nên không tránh khỏi rủi ro. - Giai đoạn kiểm tra, giám sát sau cho vay đôi khi còn mang tính hình thức, không phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc có phát hiện nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. - Công tác thẩm định tài sản bảo đảm được thực hiện chưa thực sự tốt. Việc thẩm định giá trị tài sản bảo đảm dựa chủ yếu vào bảng giá tài sản tại thời điểm gần đó, tuy nhiên mức giá tài sản có thể biến động rất nhanh mà ngân hàng chưa kịp có sự điều chỉnh phù hợp, dẫn tới định giá sai. 14 Tiểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 1. Tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể (thông qua thực hiện xếp hạng tín dụng, phân tích ngành, khả năng phát triển của 15 Tiểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA khách hàng trong tương lai) sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng. Đối với đánh giá các rủi ro giao dịch, tùy theo mức độ phức tạp, có thể giao cho bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện thẩm định hoặc giao cho bộ phận phân tích tín dụng (đối với những khách hàng có dư nợ lớn, mức độ phức tạp của khoản vay cao). Cách thức này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các cam kết của khách hàng (sử dụng vốn vay, các cam kết về bảo đảm tiền vay). Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện việc giám sát song song quá trình bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng như can thiệp kịp thời như giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản bảo đảm, các điều kiện giải ngân…Như vậy, quá trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, khắc phục được tình trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm tra của kiểm tra nội bộ. 2. Cơ sở vật chất, hệ thống thông tin Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét