19 thg 3, 2016

Kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại phòng khám, bệnh viện lão khoa trung ương năm 2012

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Đái tháo đường type 2 là bệnh mạn tính nờn cõ̀n được theo dõi, điờ̀u trị đúng, đủ và thường xuyên, thậm chí là kéo dài đờ́n hờ́t cuộc đời . Mục tiêu điều trị là giảm được đường huyết trong máu và giảm tối đa các biến chứng do đái tháo đường gây ra. Để làm được điều đó người bệnh cần tuân thủ đúng chế độ dùng thuốc, chế độ hoạt động thể lực, chế độ dinh dưỡng và chế độ kiểm soát đường huyết &khám định kỳ. Mặc dù tuân thủ điều trị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, nhưng trên thực tế tỷ lệ người bệnh không tuân thủ điều trị theo khuyến cáo của thầy thuốc đang trong tình trạng báo động [37]. Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương hiện đang khám và điều trị ngoại trú cho 520 bệnh nhân đái tháo đường nhưng tỷ lệ kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của bệnh nhân là bao nhiêu, những yếu tố nào liên quan đến tuân thủ đó hiện vẫn chưa có câu trả lời. Do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: (1) Mô tả kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2012; (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2012. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2 đang được điều trị ngoại trú tại phòng khám, bệnh viện Lão khoa Trung ương. Cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng là 330 bệnh nhân (tính theo công thức ước tính một tỷ lệ) và nghiên cứu đã chọn tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đến khi đủ 330 bệnh nhân phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Phần nghiên cứu định tính sau khi nghiên cứu định lượng thu thập thông tin qua phương pháp phỏng vấn sâu chọn 2 nhóm chủ đích 10 bệnh nhân một nhúm cú tuân thủ và một nhúm khụng tuân thủ và 04 bác sỹ tham gia khám và điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐTNC có kiến thức về tuân thủ điều trị đạt yêu cầu khá cao là 73,9 %, trong khi đó tỷ lệ không đạt là 26,1 %. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ đúng theo khuyến cáo: chế độ dinh dưỡng, chế độ dùng thuốc,chế độ hoạt động thể lực, chế độ kiểm soát đường huyết & khám sức khỏe định kỳ lần lượt là: 78,8%; 71,2%; 62,1%; 26,4%. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện được 0 biện pháp, 1 biện pháp, 2 biện pháp, 3 biện pháp, 4 biện pháp điều trị lần lượt là 4,3%; 15,2%; 32,7%; 33,6%; 14,2%. Kết quả nghiên cứu chúng tôi tìm thấy một số yếu tố có liên quan đến thực hành tuân thủ dinh dưỡng với tuổi và thời gian mắc bệnh; thực hành tuân thủ hoạt động thể lực với tuổi, giới, thời gian mắc bệnh; thực hành tuân thủ dùng thuốc với số lần dùng thuốc trong ngày; thực hành tuõn thủ kiểm soát đường huyết tại nhà & khám sức khỏe định kỳ và giới, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh, mức độ thường xuyên nhận thông tin từ CBYT; có mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ hoạt động thể lực, tuân thủ kiểm soát đường huyết & khám sức khỏe định kỳ với kiến thức về tuân thủ điều trị. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho những khuyến nghị tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, kiến thức cũng như thực hành về tuân thủ điều trị cho người bệnh mắc ĐTĐ nói chung, người bệnh ĐTĐ đang điều trị ngoại trú nói riêng nhằm thay đổi hành vi của người bệnh, đảm bảo bệnh nhân tuân thủ đúng điều trị. Tuân thủ đúng phải trở thành tiêu chí mấu chốt trong bảo đảm tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi mắc ĐTĐ đang điều trị ngoại trú ở bệnh viện Lão khoa Trung ương nói riêng và người bệnh mắc ĐTĐ trong cộng đồng nói chung. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là một trong những bệnh lý mạn tính thường gặp nhất trong các bệnh nội tiết chuyển hóa. Bệnh đang có tốc độ phát triển rất nhanh, xu hướng tăng rõ rệt theo thời gian cùng với sự tăng trưởng kinh tế ở các nước công nghiệp, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế đối với toàn thế giới trong thế kỉ XXI [21]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2008 cả thế giới có 135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm 4% dân số thế giới, chỉ sau 2 năm (2010) số người mắc ĐTĐ lên tới 221 triệu người (chiếm 5,4%). Mỗi năm, thế giới có khoảng 3,2 triệu người chết vì bệnh ĐTĐ, tương đương số người chết hàng năm vì bệnh HIV/AIDS [5], [21]. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong cao là do người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị gây ra một loạt các biến chứng trầm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và xã hội. Cũng như các các nước đang phát triển khác, Việt Nam hiện nay cũng đang đối mặt với sự gia tăng ngày càng nhanh của bệnh ĐTĐ. Năm 2001, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ của người dân Việt Nam chỉ chiếm 4% thì đến năm 2010 đã tăng lên 5,7% [3]. Điều trị Đái tháo đường là một quá trình lâu dài, suốt cuộc đời của người bệnh, gây gánh nặng bệnh tật cho gia đình cũng như cho xã hội. Vì vậy muốn giảm tỷ lệ tử vong cũng như các biến chứng: thần kinh ngoại vi, loét bàn chân, mạch vành, mù lòa…do ĐTĐ gây ra thì người bệnh cần tuân thủ tốt chế độ điều trị như chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên y tế [4]. Mặc dù tuân thủ điều trị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, nhưng trên thực tế tỷ lệ người bệnh không tuân thủ điều trị theo khuyến cáo của thầy thuốc đang trong tình trạng báo động. Theo thống kê của Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ, cú trờn 3,2 triệu người nhập viện điều trị do không tuân thủ chế độ điều trị dẫn tới các bệnh lý tim mạch (40% các ca nhập viện), các 2 bệnh đường hô hấp và nhiễm khuẩn (30%) [ 24]. Nghiên cứu của Lawrence & David CZ (2001) trên 500 bệnh nhân ĐTĐ type 2 bị hạ đường huyết cho thấy nguyên nhân gây hạ đường huyết chủ yếu là bệnh nhân bỏ bữa hoặc ăn ít hơn ngày thường trong khi đó vẫn sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm hạ đường huyết [ 31]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền và cộng sự (2002) qua nghiên cứu 65 bệnh nhân hạ đường huyết tại Bệnh viện Bạch Mai có 84,6% bệnh nhân bị hạ đường huyết tại bệnh viện và 15,4% hạ đường huyết tại nhà phải vào cấp cứu tại bệnh viện, nguyờn nhân là do sau tiêm insulin chưa kịp ăn sáng [ 11]. Điều đó cho thấy hiểu biết và thực hành về tuân thủ điều trị của bệnh nhân còn nhiều thiếu sót. Bệnh viện Lão khoa Trung ương được tách khỏi Bệnh viện Bạch Mai năm 2006 và trở thành bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, là nơi tin cậy khám chữa bệnh cho bệnh nhân cao tuổi trong cả nước. Hiện nay, tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đang khám và điều trị ngoại trú cho 520 bệnh nhân Đái tháo đường nhưng tỷ lệ tuân thủ điều trị là bao nhiêu, những yếu tố nào liên quan đến tuân thủ đó hiện vẫn chưa có câu trả lời. Qua đánh giá nhanh sơ bộ bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 tại phòng khám bằng câu hỏi cú/không dựa trên nguyên tắc điều trị đái tháo đường là kết hợp thuốc với chế độ ăn hợp lý, giảm bia rượu, chất kích thích, tập thể dục hàng ngày và đo đường huyết thường xuyên thì đa phần trong số đó không thực hiện được đầy đủ khuyến cáo của người thầy thuốc. Điều này chứng tỏ việc tuân thủ điều trị đái tháo đường của người bệnh còn nhiều hạn chế. Các nghiên cứu đã triển khai về tuân thủ điều trị ĐTĐ trước đây mới chỉ đề cập đến tuân thủ về thuốc, ít có nghiên cứu toàn diện về (thuốc, chế độ ăn, hoạt động thể lực, kiểm soát đường huyết tại nhà & khám định kỳ). Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiờn cứu “Kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2012”. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung Mô tả kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2012 . 2. Mục tiêu cụ thể. 2.1. Mô tả kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2012. 2.2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2012. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh đái tháo đường 1.1.1. Định nghĩa: Đái tháo đường là một nhúm cỏc bệnh chuyển hóa được đặc trưng bởi tăng đường máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng đường máu mạn tính trong ĐTĐ làm tổn thương, rối loạn và suy chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là các tổn thương ở mắt, thận, thần kinh và tim mạch [3]. 1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường: Theo TCYTTG (2006) thì tiêu chuẩn chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có 1 trong 3 tiêu chuẩn dưới đây [37]. - Glucose mỏu lỳc đúi ≥ 1,26 g/l (≈ 7mmol/l), làm ít nhất 2 lần. - Glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 2g/l (≈ 11,1 mmol/l ) có kèm theo triệu chứng lâm sàng. - Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥ 11,1mmol/l 1.1.3. Phân loại đái tháo đường [5]: 1.1.3.1. ĐTĐ typ 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin) Phần lớn xảy ra ở trẻ em, người trẻ tuổi và thường có yếu tố tự miễn. Ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra quốc gia, nhưng theo thống kê từ các bệnh viện thì tỷ lệ mắc ĐTĐ type 1 vào khoảng 7 – 8 % tổng số bệnh nhân ĐTĐ [25]. 1.1.3.2. ĐTĐ typ 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin) ĐTĐ thường xảy ra ở người lớn. Đặc trưng của ĐTĐ typ 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối (hơn là thiếu tuyệt đối). Ở giai đoạn đầu,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét