18 thg 3, 2016

bài tập lao động nhóm tháng 2 đề số 7 môn luật lao động việt nam

Bài tập nhóm tháng 2 – Môn LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM. đáng thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.” *) Đối với hội đồng trọng tài lao động: Khi công ty BS và tập thể người lao động không chấp nhận được phương án hoà giải mà hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đưa ra thì hội đồng trọng tài tiến hành tiếp tục hoà giải. Trình tự hoà giải được thực hiện như sau: “Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích theo quy định sau đây: 1. Thời hạn hoà giải là không quá bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải; 2. Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải có mặt đại diện có thẩm quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phiên họp. Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành, có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản; LỚP N09 – TL3. NHÓM 01. 1 Bài tập nhóm tháng 2 – Môn LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM. 3. Trường hợp Hội đồng trọng tài lao động hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết quy định tại khoản 1 Điều này mà Hội đồng trọng tài lao động không tiến hành hoà giải thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.” Ngoài ra trong quá trình giải quyết tranh chấp, công ty BS và tập thể người lao động có thể: trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp; rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp; yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp và cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động cũng như nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động. Qua những tích ở trên chúng ta thấy dù áp dụng theo phương thức giải quyết nào thì giải quyết bằng phương thức hoà giải bao giờ cũng được ưu tiên. Và trong tình huống này cũng không ngoại lệ, trước hết vẫn phải thông qua trọng tài hoà giải. Quá trình hoà giải sẽ giúp các bên tranh chấp giảm áp lực do quan tâm đến những vấn đề cá nhân hoặc lợi ích cục bộ. Rõ ràng, chính vì những lợi ích xung đột họ mới phải sử dụng đến quá trình hoà giải. Thường thì những lợi ích xung đột không phải lí do để các bên có thể ngồi lại với nhau nhưng những lợi ích chung là lí do buộc hai bên phải ngồi lại với nhau và là cơ sở căn bản thúc đẩy các bên có thể ngồi lại với nhau giải quyết tranh chấp, giải quyết xung đột. Đồng thời quá trình hoà giải TCLĐ là sự chuẩn bị những điều kiện cần thiết để một trong các bên hoặc cả hai bên có thể sớm đưa vụ việc ra trước cơ quan tài phán để giải quyết vụ việc tranh chấp lao động. Vì vậy, quá trình hoà giải TCLĐ có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết, xung đột lao động giữa các bên. LỚP N09 – TL3. NHÓM 01. 1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét