16 thg 3, 2016

Kiểm toán về các ước tính kế toán

Chuyên đề tốt nghiệp phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác. Xử lý dự phòng nợ phải thu khó đòi: • Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi doanh nghiệp phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Nếu số dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch bằng số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp không cần phải trích lập. • Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi thì số chênh lệch được trích thêm và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. • Trường hợp số dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch thấp hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi thì cần phải ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch.  Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư Theo tinh thần của Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 về "Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá HTK, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại Doanh nghiệp" thì việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính giúp cho Doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho Doanh nghiệp phản ánh giá trị các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường tại thời điểm lập BCTC. Điều này cũng rất có ý nghĩa đối với NĐT khi xem xét, đánh giá tình hình tài chính của Doanh nghiệp thông qua các BCTC, đồng thời thể hiện mức độ minh bạch của công ty trong hoạt động quản trị tài chính nói riêng và quản trị công ty nói chung. Đối với các loại chứng khoán đầu tư và được tự do mua bán trên thị trường, mức trích lập dự phòng được tính theo công thức 1 sau: Mức dự phòng giảm giá đầu tư CK = Số lượng CK bị giảm giá tại thời điểm lập BCTC * Giá CK hạch toán trên sổ kế toán - Giá chứng khoán thực tế trên thị trường Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư có biến động giảm giá so với giá đang hạch toán tại sổ kế toán tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Đối với các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà công ty đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư), mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức 2 như sau: Trang: Chuyên đề tốt nghiệp Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính = Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh doanh - Vốn chủ sở hữu thực có Vốn đầu tư của DN * Tổng góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh doanh Trong đó, vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh doanh được xác định trên bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước tại thời điểm trích lập dự phòng; Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại bảng cân đối kế toán năm trước thời điểm trích lập dự phòng. Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế lớn hơn vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm BCTC của tổ chức kinh tế. Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất. Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng với thành phần gồm giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng phòng có liên quan và một số chuyên gia ( nếu cần). Các công ty chuyên kinh doanh chứng khoán không phải thực hiện trích lập dự phòng các khoản đầu tư chứng khoán theo quy định trên. Các tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng theo hướng dẫn chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng. Theo quy định tại Thông tư 13 thì đối tượng để trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính là toàn bộ chứng khoán được tự do mua bán trên thị trường, bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu theo công thức đã nêu trên. Xử lý dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư: Cuối năm, Doanh nghiệp có chứng khoán bị giảm giá so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì cần trích lập dự phòng. • Nếu số dự phòng giảm giá trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư. • Trường hợp số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp cần trích thêm vào chi phí hoạt động tài chính phần chênh lệch giữa số phải trích lập cho năm kế hoạch với số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước. • Ngược lại, nếu số dư dự phòng phải trích cho năm kế hoạch thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp ghi giảm chi phí tài chính phần chênh lệch. 1.1.2.2.3. Đặc điểm và các quy định chung về các khoản ước tính kế toán khác  Chi phí trả trước Chi phí trả trước là loại chi phí đặc biệt, giúp cho Doanh nghiệp điều chỉnh sự ổn định hợp lý về tình hình tài chính trong khung pháp lý nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán. Trang: Chuyên đề tốt nghiệp Chi phí trả trước cũng là các khoản chi phí thực tế đã chi trả nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này mà sẽ được tính vào cả các kỳ kinh doanh tiếp sau đó. Phần chi phí đã làm lợi cho cho các hoạt động kinh doanh hiện tại được coi là khoản chi phí cho kỳ kế toán hiện tại. Mặt khác, phần chưa dùng hết hay chưa hết hạn được coi là tài sản để sử dụng cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.  Chi phí trả trước ngắn hạn • Khái niệm: Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo của năm tài chính. • Chi phí trả trước ngắn hạn bao gồm: - Chi phí trả trước về thuê cửa hàng, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng cho một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Chi phí trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho hoạt động kinh doanh của một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Chi phí mua các loại bảo hiểm (Bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe. . .) và các loại lệ phí mua và trả một lần trong năm. - Công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần với giá trị lớn và công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng dưới một năm. - Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác được tính phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - …. • Nguyên tắc hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn Từng doanh nghiệp phải xác định và quy định chặt chẽ nội dung các khoản chi phí hạch toán vào Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí sản xuất, kinh doanh từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức phù hợp, kế hoạch hoá chặt chẽ. Ví dụ: Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, thời gian sử dụng dưới một năm phải phân bổ nhiều kỳ (tháng, quý) trong một năm. Định kỳ (tháng, quý) tiến hành phân bổ công cụ, dụng cụ căn cứ vào thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà công cụ, dụng cụ Trang: Chuyên đề tốt nghiệp tham gia kinh doanh trong kỳ hạch toán. Trường hợp trả trước tiền vay, doanh nghiệp tiến hành phân bổ lãi tiền vay theo số thực trả từng kỳ. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả truớc ngắn hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa tính vào chi phí.  Chi phí trả trước dài hạn • Khái nệm: Chi phí trả trước dài hạn là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều nên độ kế toán, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều năm tiếp theo. • Chi phí trả trước dài hạn bao gồm: - Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục cho kinh doanh nhiều kỳ nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng; - Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ cho nhiều năm; - Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình; - Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật; - Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phát sinh lớn được phân bổ cho nhiều năm - Nếu chưa lập dự phòng cơ cấu doanh nghiệp; - Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhiều năm tài chính. Trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì soấ tiền trả trước về thuê đất có thời hạn không được hạch toán vào Tài khoản 242 mà hạch toán vào Tài khoản 213. - Chi phí mua các loại bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ Phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,. . .) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều năm tài chính; - Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm; - Chi phí đi vay trả trước dài hạn như lãi tiền vay trả trước, hoặc trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành; - Lãi mua hàng trả chậm, trả góp; - Chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn phải phân bổ dần; - Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ nhiều năm; - Số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư; Trang: Chuyên đề tốt nghiệp - Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại và thuê tài chính; - Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động; - Chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu không thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư nhưng có giá trị lớn phải phân bổ dần; - Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh; - Các khoản khác. • Nguyên tắc hạch toán chi phí trả trước dài hạn Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD từng niên độ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí. Doanh nghiệp phải mở sở chi tiết theo dõi riêng biệt chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động chưa phân bổ vào chi phí. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến sản xuất, kinh doanh trên một năm tài chính. Đối với việc xuất dùng công cụ dụng cụ, sau khi đã tập hợp vào chi phí trả trước và tiến hành phân bổ theo tiêu thức đã xác định. Đến khi nào công cụ dụng cụ báo hỏng thì ta sẽ trích hết phần giá trị còn lại vào chi phí trong kì kế toán.  Chi phí phải trả • Khái niệm: Chi phí phải trả là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biết cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các chi phí phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. • Chi phí phải trả bao gồm các khoản sau: - Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép. - Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo. - Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi Trang: Chuyên đề tốt nghiệp phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh. - Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (Khi trái phiếu đáo hạn). • Nguyên tắc hạch toán chi phí phải trả Chỉ được hạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo quy định. Ngoài các nội dung quy định này, nếu phát sinh những khoản khác phải tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp phải có giải trình về những khoản chi phí phải trả đó. 1.2. Hệ thống KSNB liên quan đối với các khoản ước tính kế toán  Mục đích kiểm soát nội bộ Theo VSA 400 – Đánh giá rủi ro và KSNB: “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng để lên kế hoạch kiểm toán và xác định cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả”. Hệ thống KSNB là hệ thống chính sách và thủ tục nhằm 4 mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động.  KSNB liên quan với các khoản ước tính kế toán Nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm tàng đối với các khoản ước tính kế toán, đơn vị có thể lập các thủ tục kiểm soát như sau: - Cử những kế toán viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong việc lập các khoản ước tính kế toán. - Cử những người quản lý có trách nhiệm soát xét việc thực hiện trích lập có phù hợp với các chính sách, các quy định hiện hành và có phù hợp với các chính sách của doanh nghiệp hay không. - Tiến hành việc đối chiếu các khoản ước tính kế toán đã lập trong kỳ với các kỳ trước xem có những biến động bất thường hay không, nếu có tìm hiểu nguyên nhân của các biến động đó. - Việc trích lập dự phòng, tính Khấu hao, tính Chi phí phải trả, Chi phí trả trước thường dựa trên các dữ liệu do hệ thống thông tin tài chính của doanh nghiệp cung cấp, do đó, hệ thống KSNB phải đảm bảo được tính đầy đủ, chính xác của những dữ liệu này. - Đảm bảo hệ thống sổ sách kế toán phải được ghi chép đầy đủ thông tin theo yêu cầu của công ty trên cơ sở chứng từ gốc và phải được lưu trữ đầy đủ theo quy định. - Các khoản phải thu, tăng giảm tài sản cần được hạch toán chính xác và kịp thời. - Báo cáo công nợ hàng tháng phải được gửi cho khách hàng xác nhận. Các khoản công nợ phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo số dư của chúng phù hợp với giá trị thực tế, kiểm tra khả năng thanh toán nợ của khách hàng... - Việc phê duyệt xóa sổ các khoản nợ, thanh lý nhượng bán TSCĐ, tiêu hủy hay thanh lý hàng tồn kho... phải do Ban lãnh đạo công ty thực hiện. Trang:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét