13 thg 10, 2013

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế


LỜI MỞ ĐẦU 

1. 
Tính tất yếu của đề tài 
Sau  hơn  20  năm  thực  hiện  đổi  mới  nền  kinh  tế  đất  nước,  số  lượng  doanh 
nghiệp  và  đội  ngũ  doanh  nhân  nước  ta  đã  có  sự  thay  đổi  và  phát  triển  vượt  bậc. 
Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa 
tập  trung,  thành  phần  các  doanh  nghiệp  chủ  yếu  là  doanh  nghiệp  quốc  doanh,  số 
lượng  cũng  không  nhiều,  tổng  số  lúc  cao  nhất  cũng  chỉ  trên  1200  doanh  nghiệp. 
Trong thời gian qua, Đảng và chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phát 
triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích nhiều 
thành  phần  kinh  tế  cùng  phát  triển  bình  đẳng  trong  môi  trường  kinh  doanh  lành 
mạnh. Do đó, số lượng doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Sau khi luật Công ty 
được ban  hành  năm 1990, đặc biệt là sau khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực năm 
2000, đến nay cả nước có khoảng 300 000 doanh nghiệp trong đó có gần 200 000 
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên 3,7 triệu hộ kinh doanh cá thể. 
Bên cạnh sự ra đời của ngày càng nhiều các doanh nghiệp thì xu hướng “liên 
doanh, liên kết - hợp tác vững mạnh” cũng nảy sinh như một nhu cầu tất yếu trong 
xã hội hiện đại. Sự cạnh tranh và quy luật đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị 
trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đoàn kết, chung lưng góp sức trước hết 
là vì sự tồn tại, vì lợi ích và tương lai của chính mình. Hơn lúc nào hết, sự ra đời của 
một tổ chức tập hợp, liên kết, hỗ trợ và đại diện giờ đây đã trở thành một nhu cầu 
cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Tổ chức này sẽ thay họ làm nhiệm vụ của người 
phát ngôn, đại diện cho quyền lợi và mong muốn chung của các doanh nghiệp, là 
cầu nối liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì thế, sự ra đời của Hội, 
Hiệp hội doanh nghiệp là cần thiết. Hội là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với các nhà 
doanh nghiệp, đồng thời là môi trường tập hợp, bồi dưỡng, định hướng phát triển 
cho các nhà doanh nghiệp. Bước sang thế kỷ 21, các nhà doanh nghiệp tiếp tục là 
lực lượng quan trọng trong quản lý, điều hành các đơn vị kinh tế nước nhà. Việc tập 
hợp,  bồi  dưỡng  nghiệp  vụ,  giáo  dục,  định  hướng  tư  tưởng  cho  đội  ngũ  các  nhà 
doanh nghiệp là nhiệm vụ của tổ chức Hội, Hiệp hội và cũng là vấn đề cấp bách, 
quan  trọng  để  đảm  bảo  năng  lực  cạnh  tranh,  sự  phát  triển  ổn  định  và  đúng  định 
hướng XHCN của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. 
Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp 
chưa thực sự cao. Theo đánh giá của Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì: “Nhìn 
chung, các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đều nỗ lực rất lớn phấn đấu thực hiện 
vai trò chủ chốt của mình, đại diện bảo vệ cho quyền lợi hội viên, kể cả các quan hệ 
trong nước cũng như các quan hệ kinh doanh quốc tế. Nhưng thực tế hiện nay cho 
thấy, năng lực các Hiệp hội còn khác nhau, điều kiện của các hiệp hội cũng khác 
nhà và vai trò, đóng góp của các hiệp hội cũng chênh lêch nhau đáng kể”. Mặt khác, 
sau khi Việt Nam là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mới, cũng 
như thách thức mới trong việc phát triển kinh tế nói chung. Điều này đòi hỏi, mối 
liên hệ giữa doanh nghiệp và Hiệp hội càng cao. Trước thực tiễn đó, việc triển khai 
nghiên cứu đề  tài “Thực  trạng  và  giải pháp  nâng  cao  hiệu quả  hoạt động của  các 
Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là cần 
thiết và cấp bách. 
2. 
Mục đích nghiên cứu của đề tài 
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình giới doanh nghiệp Việt Nam hiện 
nay, mô hình tổ chức hoạt động của một số hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và hoạt 
động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp, biện pháp, 
định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam 
phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu hiện nay của đất nước. 
3. 
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 
-  Khái quát các vấn  đề lý luận liên  quan  đến doanh nghiệp và hoạt động của 
Hiệp  hội  doanh  nghiệp  Việt  Nam  và  kinh  nghiệm  hoạt  động  của  một  số  hiệp  hội 
trên thế giới.
-  Phân  tích,  đánh  giá  thực  trạng  hoạt  động  của  Hội,  Hiệp  hội  doanh  nghiệp 
Việt Nam cụ thể từ đó đưa ra nhận xét chung về hoạt động của Hội, Hiệp hội doanh 
nghiệp nói chung. 
-  Đưa  ra  các  giải  pháp  nâng  cao  hiệu  quả  hoạt  động  của  các  Hiệp  hội  doanh 
nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 
4. 
Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài 
-  Đối  tượng  nghiên  cứu:  Hoạt  động  của  các  doanh  nghiệp  trong  Hiệp  hội  và 
tác động của Hiệp hội đối với các doanh nghiệp tham gia. 
-  Khách thể nghiên cứu: Các doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp Việt Nam, Hội 
doanh nghiệp của môt số nước trên thế giới. 
-  Phạm vi nghiên cứu: Toàn quốc, tập trung vào một số Hiệp hội có hoạt động 
tốt và hiệu quả. 
5. 
Phương pháp nghiên cứu 
Sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:  
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. 
Phương pháp hệ thống. 
Phương pháp phân tích, tổng hợp các tư liệu, tài liệu liên quan. 
Phương pháp chuyên gia: Tọa đàm, trao đổi. 
6. 
Kết cấu cấu đề tài 
Ngoài  các  phần:  mở  đầu,  kết  luận,  danh  mục  tài  liệu  tham  khảo,  nội  dung 
chính của đề tài chia làm 3 chương: 
Chương  1:  Những  cơ  sở  lý  luận  và  nội  dung  chủ  yếu  về  doanh  nghiệp  và 
hoạt động của doanh nghiệp trong Hiệp hội. 
Chương 2:  Thực  trạng quá  trình hoạt  động của  các  Hiệp hội  doanh nghiệp 
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội 
doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. 
Tuy  nhiên,  do  đối  tượng  nghiên  cứu  của  đề  tài  là  rất  mới  mẻ,  thời  gian 
nghiên cứu có  hạn  nên  trong một số khía cạnh  trình bày  của  sẽ không tránh khỏi 
thiếu sót. Em rất mong những ý kiến đánh giá, phê bình quý báu của thầy cô và các 
bạn để bài viết được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.


1 nhận xét:

  1. http://download.doko.vn/thesis/3/4/8/2/9/1/57d3bb17ce9891c022d5a40a0667bfae/doko.vn-348291-Thuc-trang-va-giai-phap-nang-c.doc

    Trả lờiXóa