CHƯƠNG I
NHỮNG
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI
KÊNH
PHÂN PHỐI Ở CÁC DOANH NGHIỆP
I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI
KÊNH
PHÂN PHỐI Ở CÁC DOANH NGHIỆP.
1. Tầm quan trọng của việc tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối ở
các doanh nghiệp.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường, hoạt động tổ chức và
quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Muốn tiêu thụ
được sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải tiến hành tốt công tác tổ chức và quản lý
mạng lưới kênh phân phối của doanh nghiệp trên thị trường.
Hoạt động phân phối là một trong bốn công cụ quan trọng trong chính sách Marketing
Mix và là công cụ hoạt động khá hiệu quả. Bởi vì, trong nền kinh tế thị trường cạnh
tranh gay gắt, việc đạt được lợi thế cạnh tranh và giữ được lợi thế đó trong dài hạn là
rất khó khăn. Các chiến lược về giá thành, sản phẩm hay xúc tiến bán đều chỉ tạo ra
lợi nhuận trước mắt mà không thể kéo dài trong dài hạn. Chiến dịch giảm giá,
xúc tiến
và quảng cáo chỉ có thể áp dụng trong ngắn hạn. Vì nguồn lực của doanh nghiệp có
hạn nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chiến dịch về sản
phẩm thì dễ bị đối thủ bắt chước và thậm chí sản phẩm của đối thủ còn ưu việt hơn
sản phẩm của công ty. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã tập trung nhiều hơn vào
việc tổ chức và quản lý kênh phân phối như là một công cụ giúp họ thành công trên
thị trường trong dài hạn. Bởi vì, kênh phân phối là một tập hợp các quan hệ bên ngoài
giữa các doanh nghiệp kinh doanh độc lập. Việc tổ chức và quản lý các kênh phân
phối đòi hỏi phải đầu tư tiền bạc, công sức, trí tuệ…nên các doanh nghiệp khác khó
có thể làm theo. Tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối tốt sẽ giúp công ty tạo
được một lợi thế cạnh tranh tốt hơn đối thủ…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét