
15 thg 3, 2016
Phân tích phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (9 điểm)
Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Thương mại (module 2)
trạng này, phần lớn cũng do các yếu tố pháp lý gây nên. Pháp lệnh về trọng tài vẫn
còn có những hạn chế, làm giảm hiệu lực hoạt động của các trung tâm trọng tài.
Một phán quyết của trọng tài dù có chính xác đến đâu cũng cần phải có một quyết
định công nhận và cho thi hành của Toà án hoặc quyết định của cơ quan thi hành
án. Quy định này, làm tăng thêm tâm lý e ngại của các doanh nghiệp khi sử dụng
trọng tài để phân xử tranh chấp.
- Còn nhiều tồn tại trong bản thân của các trung tâm trọng tài. Thực tiễn là như
vậy, nhưng mạng lưới trọng tài của chúng ta lại quá thưa thớt. Đến thời điểm hiện
nay, chúng ta chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Hoạt động của các trung tâm trọng
tài chỉ dựa vào nguồn vốn tự có của các nhà sáng lập, nguồn thu từ các vụ tranh
chấp. Nhưng các vụ tranh chấp quá ít ỏi, nguồn thu quá hạn hẹp, hạn chế khả năng
phát triển công nghệ, mạng lưới, tuyên truyền, đào tạo…
3.Những điểm mới cơ bản của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 so với Pháp
lệnh Trọng tài thương mại năm 2003
1. Luật Trọng tài thương mại đã khắc phục những tồn tại của Pháp lệnh
Trọng tài thương mại năm 2003 (Pháp lệnh TTTM): khắc phục việc phân định
không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài đối với các tranh chấp thương
mại, trên cơ sở đó bảo đảm sự tương thích giữa các văn bản pháp luật hiện hành
như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư và các
luật chuyên ngành khác với Luật Trọng tài thương mại (Luật TTTM). Luật TTTM
đã dỡ bỏ hạn chế của Pháp lệnh TTTM về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
thương mại của Trọng tài thông qua việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng
tài tới nhiều loại tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên (Điều 2
Luật TTTM). Đây là một trong những điểm mới quan trọng nhất của Luật TTTM
so với Pháp lệnh TTTM và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn sử dụng Trọng tài của
các nước trên thế giới.
2. Khắc phục sự không rõ ràng của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm
2003 về các tình huống có thể làm vô hiệu thoả thuận trọng tài. Điều 18 của Luật
TTTM giới hạn 6 tình huống theo đó thoả thuận trọng tài vô hiệu. Đặc biệt, còn có
quy định trường hợp thỏa thuận trọng tài không rõ ràng thì bên khởi kiện (nguyên
đơn) có quyền được tự do lựa chọn tổ chức trọng tài thích hợp để khởi kiện nhằm
Page 11
Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Thương mại (module 2)
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Với quy định này sẽ ngăn chặn và
giảm bớt tình trạng thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc tình trạng không có cơ quan
nào giải quyết tranh chấp.
3. Luật TTTM có quy định tại Điều 17 nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong
việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.
4. Kế thừa Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Điều 20 Luật TTTM
có các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu đối với Trọng tài viên nhằm hình thành ở
nước ta một đội ngũ trọng tài viên nòng cốt có năng lực, có tính chuyên nghiệp, có
chuyên môn và uy tín xã hội.
Khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003,
Luật Trọng tài thương mại không yêu cầu Trọng tài viên phải có quốc tịch Việt
Nam. Điều đó có nghĩa là người nước ngoài cũng có thể được chỉ định làm trọng tài
viên ở Việt Nam nếu các bên tranh chấp hoặc tổ chức trọng tài tín nhiệm họ. Quy
định này đáp ứng nhu cầu thực tế trong giai đoạn Việt Nam tăng cường hội nhập
kinh tế quốc tế.
5. Về trọng tài quy chế, so với Pháp lệnh TTTM, Luật TTTM bổ sung một số
điểm mới sau đây:
Thứ nhất, Luật đã đưa ra định nghĩa pháp lý về Trọng tài quy chế để thay
cho khái niệm “Hội đồng trọng tài được thành lập tại Trung tâm trọng tài” do Pháp
lệnh năm 2003 quy định. Theo đó, Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được
tiến hành tại Trung tâm trọng tài và theo quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài
(khoản 6 Điều 3 Luật TTTM).
Thứ hai, Luật cho phép các Trung tâm trọng tài được ban hành quy tắc tố
tụng trọng tài phù hợp với quy định của Luật và đảm bảo đặc thù của mỗi Trung
tâm để tăng thêm tính hấp dẫn đối với các bên tranh chấp.
6. Cho phép các tổ chức trọng tài nước ngoài được mở chi nhánh, văn
phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Chương XII với 07 Điều).
Page 12
Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Thương mại (module 2)
7. Nâng cao vị thế của Trọng tài thông qua việc cho phép Hội đồng Trọng
tài được thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng một số biện pháp khẩn
cấp tạm thời (Điều 47, 48, 49 và 50). Quy định của Luật đã tiếp thu quy định của
Luật mẫu UNCITRAL được thông qua năm 2006 nhằm giúp cho tố tụng trọng tài
vận hành có hiệu quả hơn.
8. Hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy bởi quy
định không phù hợp của Pháp lệnh TTTM như quy định về quyền của một bên
được gửi đơn lên Toà án yêu cầu huỷ quyết định trọng tài nếu “không đồng ý với
quyết định trọng tài”, bởi vì các quy định này của Pháp lệnh đã làm cho tố tụng
trọng tài trở nên rất rủi ro và làm mất đi tính chung thẩm của phán quyết trọng tài
mà pháp luật của hầu hết các nước đều công nhận.
9. Luật TTTM là đã tiếp thu nguyên tắc cấm hành vi mâu thuẫn trong tố tụng
là nguyên tắc rất quan trọng đã hình thành lâu đời trong pháp luật tố tụng của các
nước phát triển. Quy định mới của Luật (Điều 13) xác định, khi một bên nhận thấy
những quy định của Luật hoặc của thoả thuận trọng tài bị vi phạm mà vẫn tiếp tục
thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối vi phạm đó trong thời hạn luật định
thì mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặc Toà án. Quy định này nhằm ngăn chặn
một cách có hiệu quả các hành vi cơ hội trong tố tụng trọng tài.
10. Một trong những điểm quan trọng nhất của Luật TTTM là thể hiện rõ nét
mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh
chấp của các bên. Luật đã đưa ra một loạt các quy định mới nhằm xác định mối
quan hệ pháp lý quan trọng này: xác định rõ Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt
động trọng tài và liệt kê 8 nội dung thẩm quyền của Toà án trong quan hệ với
Trọng tài bao gồm: thu thập chứng cứ, lưu giữ chứng cứ; đăng ký phán quyết trọng
tài; tuyên thoả thuận trọng tài vô hiệu; xác định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài;
giải quyết và yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài; bảo đảm sự có mặt của người làm
chứng; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; chỉ định, thay đổi trọng tài viên. Quy
định tại các điều luật khác liên quan đã cụ thể hoá nội dung những thẩm quyền này
của Toà án. Quy định này đã khắc phục được những bất cập của Pháp lệnh TTTM,
tạo điều kiện để các Tòa án và Hội đồng trọng tài cũng như các bên tranh chấp
tránh được lúng túng trong các trường hợp cụ thể, góp phần tạo điều kiện thuận lợi
để trọng tài hoạt động có hiệu quả.
Page 13
Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Thương mại (module 2)
11. Quy định phù hợp hơn về thủ tục Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài
Khác với Pháp lệnh TTTM, thủ tục tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài theo Luật TTTM chỉ có một cấp và có giá trị chung thẩm. Luật quy định
một Hội đồng gồm 03 thẩm phán xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài và
quyết định của Hội đồng là chung thẩm có hiệu lực thi hành ngay là phù hợp (Điều
71).
12. Nhằm khuyến khích hoạt động của các tổ chức trọng tài, tạo điều kiện
cho các Trọng tài viên nâng cao trình độ nghiệp vụ trọng tài, bảo vệ các quyền và
thực hiện tốt nghĩa vụ, Luật TTTM có 01 điều quy định về việc thành lập Hiệp hội
trọng tài. Hiệp hội trọng tài là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trọng tài viên và
các Trung tâm trọng tài. Việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội trọng tài được
thực hiện theo quy định của pháp luật về hội nghề nghiệp (Điều 22 Luật TTTM).
V. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp
thương mại tại trọng tài thương mại
Thứ nhất, cần có cơ chế hỗ trợ pháp lý từ phía Nhà nước đối với các tổ chức
phi Chính phủ, trong đó có trọng tài thương mại. Đây là một giải pháp quan trọng.
Nếu có sự hỗ trợ thích đáng thì trọng tài thương mại có thể phát huy mạnh được
chức năng và vai trò của mình.
Thứ hai, bên cạnh việc hỗ trợ về mặt pháp lý, nhà nước cũng cần hỗ trợ cho
các tổ chức Trọng tài thương mại về mặt vật chất. Đó có thể là ban hành cơ chế cho
thuê trụ sở hay cơ chế để các tổ chức được tự khai thác và quản lý nguồn tài chính
viện trợ của các tổ chức Chính phủ, phi chính phủ và quốc tê.
Thứ ba, cần tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Trọng tài viên.
Hiện nay, một trong những hạn chế của tổ chức trọng tài là vấn đề con người, đặc
biệt là những thành phố không thuộc trung ương. Đội ngũ TTV hiện đa phần trình
độ chuyên môn chưa cao, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế nên đã ảnh
hưởng rất nhiều đến xét xử. Do đó, để phát triển phương thức trọng tài nhà nước
cần có chính sách hỗ trợ đào tạo TTV thông qua các chương trình đào tạo trong
nước, nước ngoài với sự hướng dẫn của những trọng tài viên, chuyên gia có uy tín.
Page 14
Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Thương mại (module 2)
Thứ tư, cần tuyên truyền pháp luật về trọng tài. Đây là một giải pháp rất
quan trọng để pháp luật trọng tài nhanh đi vào thực tiễn và việc giải quyết các tranh
chấp thương mại tại trọng tài có hiệu quả.
Thứ năm, trong 82 điều khoản trong luật trọng tài thương mại không có một
quy định nào về trách nhiệm của trọng tài về phán quyết của mình. Tất nhiên
chúng ta để hiểu trọng tài phải chịu trách nhiệm toàn bộ về phán quyết của mình
nhưng trách nhiệm này cụ thể như thế nào, hình thức xử phạt hoặc kỉ luật ra sao đối
với các trường hợp vi phạm thì chưa rõ. Nên chăng, luật trọng tài thương mại cần
quy định thêm về vấn đề này nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, đồng thời tăng
độ tin cậy, uy tín của trọng tài, tránh các trường hợp sai phạm do mong muốn chủ
quan của một bên tranh chấp hoặc của trọng tài.
KẾT LUẬN
Thực tiễn đã chứng minh việc áp dụng giải quyết tranh chấp tại TTTM ngày
càng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong việc giải quyết
tranh chấp được nhanh gọn, công bằng, bình đẳng và thiết lập được mối quan hệ
cuả các doanh nghiệp. Ngoài ra việc giải quyết tranh chấp thương mại tại TTTM
còn rút ngắn tiến tình hội nhấp kinh tế quốc tế của nước ta. Với những tiện ích rõ
rệt của mình và với xu hướng được ưa thích, việc giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài sẽ hứa hẹn một bước phát triển trong những năm tới.
Page 15
Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Thương mại (module 2)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật thương mại (tập II) – Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb
CAND, Hà Nội, 2006.
2. Giáo trình Luật thương mại, tập II, TS. Bùi Ngọc Cường (chủ biên), Nxb.
Giáo dục, 2008.
3. Luật thương mại năm 2005.
4. Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003.
5. Luật trọng tài thương mại năm 2010.
6. Một số trang web : vnecon.com; vietbao.vn ….
Page 16

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét