8 thg 3, 2016

Thiết kế ly hợp xe Toyota Fortuner 2008 kèm file cad

11 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN ĐỨC TRUNG tính toàn cầu, xe Toyota Fortuner mang đến cho khách hàng không chỉ với thương hiệu Toyota nổi tiếng về chất lượng, độ bền và độ tin cậy (QDR) mà còn với ngoại thất mạnh mẽ và hiện đại, nội thất trang trọng và lịch lãm, khả năng vận hành mạnh mẽ, ổn định và sự an toàn cao. Tất cả các yếu tố đó làm cho Toyota Fortuner xứng đáng là mẫu xe đứng đầu trong phân khúc xe thể thao đa dụng (SUV) hạng trung, đúng như khẩu hiệu dành cho nó là “Riêng một vị thế” sứng đáng với danh hiệu là chiếc xe SUV tốt nhất. Xe Fortuner 2008 được trang bị động cơ xăng không chì V6 2.7, cam kép. Dung tích xy lanh 2694 cc. Mô men xoắn có thể đạt tới 245 (N.m), ngoài ra xe được trang bị hộp số 4 số tự động đảm bảo tính năng vận hành êm ái và dễ dàng. Xe Fortuner 2008 được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống phân bố lực phanh điện tử (EDB) được tích hợp trong bộ ABS với 4 cảm biến, 4 dòng công suất. Hệ thống van phối khí thông minh VVT-i là một tiến bộ bậc nhất trong việc tiết kiệm nhiên liệu và khả năng nhanh chóng đạt tốc độ cao và an toàn ngay khi xuất phát. Xe Fortuner 2008 ấn tượng cá tính mạnh mẽ. Cảm nhận phong cách sang trọng. Xe Toyota Fortuner mới tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu của mình, luôn sẵn sàng cùng bạn chinh phục mọi đỉnh cao mới, vươn tới trân trới mới. I.5. Các thông số kỹ thuật của ô tô Fortuner 2008 Dung tích xylanh (cc) Đường kính xy lanh và hành trình piston Tỉ số nén Công suất cực đại (hp/rpm) Momen xoắn cực đại (kg.m/rpm) Tỉ số truyền lực chính và tay số 1 (i0, iht, if) Hệ thống treo phía trước Hệ thống treo phía sau Giảm xóc Trước Sau Tỉ số truyền tổng thể Sinh viên: Võ Minh Ngân 2,694 86,7 x 75,0 10,4 158/5,200 24,57/3,800 4,6.5,3.1 Độc lập,tay đòn kéo,lò xo cuộn,thanh cân bằng Liên kết 4 điểm Dạng ống 2 chiều tác dụng Hoạt động kép 16,5 Lớp: Cơ khí ô tô K14a – Thanh Xuân 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bán kính vòng quay nhỏ nhất Dài x rộng x cao Chiều dài cơ sở (mm) Số chỗ ngồi Vệt trước x sau Trọng lượng không tải (kg) Trọng lượng toàn tải (kg) Ký hiệu lốp GVHD: Th.S NGUYỄN ĐỨC TRUNG 5,9 4,695 x 1,840 x 1,850 2,750 7 1,615 x 1,620 1,840-1,850 2,450 265/65R17 CHƯƠNG II: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ II.1. Lựa chọn phương án Dựa trên những phân tích đặc điểm của một số loại ly hợp thường gặp trang bị trên xe tải và xe con, em lựa chọn phương án thiết kế ly hợp 1 đĩa ma sát khô dạng thường đóng, lò xo đĩa. Hệ thống dẫn động ly hợp bằng thủy lực. II.2 Kết cấu ly hợp xe Fortuner 2008 II.2.1. Sơ đồ nguyên lý chung ∆ Sinh viên: Võ Minh Ngân Lớp: Cơ khí ô tô K14a – Thanh Xuân 13 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN ĐỨC TRUNG 3 4 2 8 1 δ 6 O 7 5 Hình 2.1: Hệ thống dẫn động ly hợp xe Fortuner 2008. + Khi người lái tác dụng một lực Q lên bàn đạp ly hợp 1, nhờ thanh đẩy pitton 4 của xi lanh chính 3 sang trái , bịt lỗ bù dầu b, làm dầu trong khoang D bị nén lại. khi áp lực dầu trong khoang D thắng lực ép của lò xo 11 ở van 1 chiều 10 thì van 1 chiều mở ra. Lúc này dầu từ khoang D theo đuờng ống dẫn dầu 5 vào xi lanh công tác 6 đẩy piton sang phải, làm cho càng mở 7 quay quanh o ,đồng thời đẩy bạc mở 8 sang trái. bạc mở tác động lên đầu dưới của đòn mở ly hợp tách đĩa ép ra ra khỏi tấm ma sát. Ly hợp được mở. + Khi người lái bàn đạp ly hợp 1 thì dưới tác dụng của lò xo hồi vị 2 và lò xo ép làm cho các pitton của xi lanh chính và xi lanh công tác từ từ trở về vị trí ban đầu. Lúc này dầu từ xi lanh 6 theo đường ống 5 qua van hồi dầu 12 vào khoang D. Khi người lái nhả bàn đạp ly hợp 1 thi do sức cản của đường ống và sức cản của van hồi dầu 12 làm cho dầu từ xi lanh công tác 6 không kịp về điền đầy vào khoang D. vì thế tạo ra độ chân không ở khoang D, nên dầu từ khoang C qua lỗ cung cấp dầu a vào khoang E, rồi sau đó dầu qua lỗ nhỏ ở mặt đầu pitton ép phớt cao su 8 để lọt sang bổ sung cho khoang D ( tránh hiện tượng lọt khí vào khoang D khi khoang D có độ chân không). Khi dầu đã khắc phục được sức cản của đường ống và van hồi dầu 12 để trở về khoang D thì lượng dầu dư từ khoang D theo lỗ bù dầu b trở về khoang C, đảm bảo cho ly hợp đóng hoàn toàn. II.2.2. Kết cấu cụm ly hợp: Sinh viên: Võ Minh Ngân Lớp: Cơ khí ô tô K14a – Thanh Xuân 14 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN ĐỨC TRUNG 9 10 11 12 13 8 14 15 16 17 7 6 5 18 19 4 3 2 20 1 21 Hình 2.2: Kết cấu cụm ly hợp 1.nắp dưới; 2.bánh đà; 3.vỏ trong ly hợp; 4.đinh tán đĩa ma sát; 5.ổ bi; 6.trục khuỷu; 7.trục sơ cấp; 8.đai ốc; 9.đinh tán moayơ; 10.xương đĩa; 11.tấm ma sát; 12.đĩa ép; 13.bulông; 14.vỏ ly hợp; 15.đinh tán; 16.lò xo màng; 17.moayơ; 18.biT; 19.bạc lót; 20.ống gài; 21.lò xo giảm chấn. II.2.3. Phân tích kết cấu: 1. Bánh đà: Bánh đà của động cơ là chi tiết của bộ phận chủ động được lắp trực tiếp với trục khuỷu nhờ các bu lông định tâm (đảm bảo bộ đồng tâm giữa trục khuỷu và bánh đà). Bề mặt được gia công đảm bảo độ nhẵn để tạo nên bề mặt ma sát với một mặt của đĩa ma sát. Vành ngoài của bánh đà có các lỗ đinh vị và lỗ ren để lắp các bu lông liên kết bánh đà với vỏ ly hợp đảm bảo khả năng truyền mô men xoắn. Bánh đà được làm bằng gang có khả năng dẫn nhiệt cao. Phía lõm của bánh đà có gia công các lỗ khoan xiên để thoát dầu, mỡ, bụi khi ly hợp làm việc. Trên của bánh đà có các vành răng để liên kết với bánh răng chủ động của bộ phận đề. Sinh viên: Võ Minh Ngân Lớp: Cơ khí ô tô K14a – Thanh Xuân 15 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN ĐỨC TRUNG 2. Đĩa ép và đĩa trung gian: Đĩa ép và đĩa trung gian đảm nhận nhiệm vụ tạo mặt phẳng ép với đĩa bị động. Truyền mômen xoắn của động cơ tới đĩa bị động. Kết cấu truyền mômen này được thực hiện bằng các vấu, chốt, thanh nối đàn hồi. Đồng thời trong điều kiện luôn chịu nhiệt sinh ra ở bề mặt ma sát. Đĩa ép và đĩa trung gian còn đảm bảo việc hấp thụ và truyền nhiệt ra môi trường. Các đĩa được chế tạo từ gang đặc còn có các gân hoặc rãnh hướng tâm thoát nhiệt ra ngoài. Tăng độ cứng đĩa ép các vấu của đĩa ép nằm trong rãnh của vỏ ly hợp đảm bảo liên kết chắc chắn. Do xuất hiện ma sát ở liên kết, làm tăng điều khiển mở ly hợp. Liên kết bằng thanh nối mỏng đàn hồi đảm bảo di chuyển đĩa ép không có ma sát. Một đầu thanh nối được tán với vỏ ly hợp, đầu còn lại được bắt vào đĩa ép. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở ly hợp xe con và xe tải. Ở ly hợp hai đĩa liên kết có thể thực hiện nhờ chốt cố định trên bánh đà đĩa trung gian có thể liên kết với bánh đà nhờ vấu hoặc chốt hướng tâm, chốt dọc trục. 3. Tấm ma sát: Chất liệu làm bằng phêrađô đồng được chế tạo đảm bảo hệ số ma sát cần thiết và hệ số ma sát ít bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi nhiệt độ, tốc độ trượt và áp suất trên bề mặt. - Có khả năng chống mòn lớn ở nhiệt độ cao (573-6230K), trở lại khả năng ma sát ban đầu được nhanh chóng khi bị nung nóng hoặc làm lạnh, làm việc tốt ở nhiệt độ cao, ít có mùi khét và không bị xốp. Có tính chất cơ học cao như độ bền, đàn hồi, độ dẻo. - Các tấm ma sát được liên kết với đĩa thép (Xương đĩa) bằng đinh tán. Ta chọn phương pháp tán bởi có khả năng thay thế dễ dàng khi tấm bị mòn quá mức cho phép. Khi tán mũ đinh tán phải thấp hơn bề mặt tấm ma sát từ 1-2mm để đảm bảo không bị chạm vào bề mặt đĩa ép hoặc bánh đà. Đinh tán làm bằng vật liệu mềm để khi tấm ma sát bị mài mòn quá mức thì không gây xước bề mặt làm việc. Trên bề mặt tấm ma sát có thể được xẻ rãnh hướng tâm và vòng tròn Sinh viên: Võ Minh Ngân Lớp: Cơ khí ô tô K14a – Thanh Xuân 16 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN ĐỨC TRUNG nhằm tăng khả năng tiếp xúc đồng tạo nên các rãnh thoát bụi, thoát nhiệt khỏi bề mặt ma sát. 4. Lò xo giảm chấn: Khi mômen động cơ thay đổi thì rất có thể có sự dao động này trùng với tần số dao động riêng của chi tiết nào đó trong hệ thống truyền lực, dẫn đến những dao động cộng hưởng cho hệ thống này, kéo theo có thể phá huỷ chi tiết hoặc động học của chúng. Do vậy phải làm lò xo giảm chấn để giảm độ cứng của hệ thống truyền lực, do đó giảm tần số riêng của hệ thống truyền lực và khắc phục cộng hưởng ở tần số cao. Còn tránh được cộng hưởng ở tần số thấp người ta làm chi tiết ma sát để thu năng lượng của các dao động ở tần số này. 5. Lò xo ép: Lò xo ép trong ly hợp ma sát là chi tiết quán trọng nhất có tác dụng tạo lên lực ép của ly hợp. Lò xo ép làm việc trong trạng thái luôn luôn bị nén để tạo lực ép truyền lên đĩa ép. Khi mở ly hợp các lò xo ép có thể làm việc ở trạng thái tăng tải (lò xo trụ, lò xo côn) hoặc được giảm tải (lò xo đĩa ). Lò xo ép được chế tạo từ các loại thép có độ cứng cao và được nhiệt luyện, nhằm ổn đinh lâu dài độ cứng trong môi trường nhiệt độ cao. Kết cấu, kích thước và đặc tính của cụm ly hợp được xác định theo loại lò xo ép. Trong ly hợp ô tô thường được xử dụng lò xo trụ, lò xo côn và lò xo đĩa, kết cấu ở trạng thái tự do đặc tính biến dạng (quan hệ lực p và biến dạng δ ) của các loại lò xo được thể hiện hình dưới. Sinh viên: Võ Minh Ngân Lớp: Cơ khí ô tô K14a – Thanh Xuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét